Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Việt Nam cởi mở về tôn giáo
Tiến sĩ, Chủ bút báo Dân Quyền Nguyễn Hữu Hoạt (NHH): Thưa ông Nguyễn Thế Doanh, ông đánh giá thế nào về tình hình tôn giáo Việt Nam hiện nay?













Ông Nguyễn Thế Doanh (NTD): Cảm ơn Tiến sĩ. Tôi thực sự cảm kích trước tấm lòng hướng về quê hương đất nước của mọi người và mong muốn mang tiếng nói chân thực từ trong nước tới đông đảo bà con hải ngoại. Tôi đã nghỉ hưu từ tháng 09/2009, nhưng với hơn 30 năm làm công tác tôn giáo, tôi có thể nói rằng chưa bao giờ tôn giáo ở Việt Nam có điều kiện phát triển và có điều kiện để tham gia vào quá trình xây dựng đất nước như hiện nay, thể hiện trên các khía cạnh sau:


 



Thứ nhất, mảnh đất Việt Nam là mảnh đất khoan dung, nên nhiều tôn giáo đến Việt Nam và phát triển. Mặt khác, do những điều kiện xã hội, cộng đồng, và muốn tôn vinh những giá trị đạo đức tôn giáo, bà con trong nước đã sáng lập ra nhiều tôn giáo khác nhau như đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Tịnh độ cư sỹ phật hội, Tứ ân hữu nghĩa… Về cơ bản, các tôn giáo ở Việt Nam kể từ ngày sinh ra sống với nhau hoà thuận, chưa hề có xung đột tôn giáo khốc liệt xảy ra như ở một số nước nên bà con vừa yên tâm sinh hoạt tôn giáo, vừa có điều kiện giành tâm sức, công sức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế.


Thứ hai, chính sách tôn giáo của Việt Nam ngày càng đổi mới, cởi mở nên đời sống tôn giáo ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, các tôn giáo chân chính đang góp phần tô điểm và làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của Việt Nam. Mấy chục năm làm công tác tôn giáo, chưa bao giờ tôi thấy tôn giáo ở Việt Nam được nhà nước quan tâm và chăm lo như hiện nay. Chùa chiền, nhà thờ, thánh đường khang trang mọc lên mọi nơi, sinh hoạt tôn giáo chỗ nào cũng thấy đông vui. Đôi khi nơi này nơi kia, bà con theo đạo còn thể hiện tín ngưỡng hơi quá nhưng nhà nước cũng chưa ngăn cấm, cản trở. 


Thứ ba, từ ngày đất nước thống nhất, trong một chừng mực nhất định, các tôn giáo Việt Nam đã có sự giao lưu với bà con ở xa quê, có tác dụng tốt, làm gắn bó thêm tình đoàn kết giữa bà con trong và ngoài nước. Kiều bào ta ở nước ngoài cũng đã có nhiều đóng góp để xây dựng nhiều cơ sở thờ tự cũng như kinh phí cho các cơ sở đào tạo về tôn giáo ở trong nước. Mặt khác, bà con trong nước giúp đỡ đồng bào xa quê hương về phương diện tình cảm thông qua các chuyến đi hoằng pháp của giáo sĩ các tôn giáo từ trong nước ra nước ngoài thực hiện.



 



NHH: Xin ông cho biết chủ trương của Chính phủ Việt Nam và Ban Tôn giáo đối với việc những người theo đạo Tin lành tổ chức kỷ niệm 100 năm đến Việt Nam? 


 


NTD: Năm 1911, những người theo hệ phái CMA (Christian Missonery Allience) bắt đầu truyền bá đạo Tin lành vào Việt Nam. Năm 2011, Tổng hội Tin lành Việt Nam có kế hoạch kỷ niệm 100 năm ngày Tin lành đến Việt Nam. Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo là tạo mọi điều kiện để bà con sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh bình thường chẳng hạn, chúng tôi đã giúp đỡ và hướng dẫn giáo hội Công giáo tổ chức khai mạc Năm Thánh trang nghiêm, trọng thể nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, kỷ niệm 80 năm dòng Phao-lô đến Việt Nam, 350 năm giáo phận đàng ngoài, giúp Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo kỷ niệm 70 năm ngày khai đạo của Phật giáo Hoà hảo… Tôi nghĩ rằng, nếu quý vị Tin lành Việt Nam đề nghị, Nhà nước cũng sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện để giáo hội Tin lành kỷ niệm 100 năm Tin lành có mặt ở Việt Nam trọng thể trong khuôn khổ pháp luật, theo đó, thì việc kỷ niệm 100 năm ấy của Giáo hội Tin lành sẽ thuận lợi.


Đạo Tin lành ở Việt Nam do hệ phái CMA truyền vào. Khi đất nước bị chia cắt thì hình thành 2 hội thánh Tin lành cùng gốc CMA là Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc và Tổng liên hội hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam. Sau đó một loạt các hệ phái Tin lành khác đến Việt Nam hình thành và phát triển. Đến giờ, chúng tôi đã cấp đăng ký và công nhận khoảng 10 tổ chức hệ phái Tin lành. Ngoài 2 tổ chức ở miền Bắc và miền Nam, còn các hệ phái khác không liên quan gì đến sự kiện 1911 vì họ đến sau như baptist, phúc âm ngũ tuần… Tuy nhiên, số lượng tín đồ của hai hội thánh gốc CMA chiếm số lượng lớn nhất: Miền Nam khoảng 500-600 nghìn, ngoài Bắc ít hơn. Với tư cách người làm tôn giáo, tôi cho rằng đây là một dấu mốc lịch sử của những người theo đạo Tin lành Việt Nam vì có 100 năm tồn tại đồng hành cùng các tôn giáo khác, cùng đóng góp xây dựng đất nước Việt Nam. 


NHH: Tôi cho rằng bà con theo đạo Tin lành sẽ rất vui mừng trước sự ghi nhận của nhà nước Việt Nam. Tôi xin chuyển qua một vấn đề khác. Xin ông cho biết nguyên nhân nảy sinh các vụ tranh chấp đất đai có liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua? 


NTD: Cốt lõi các vụ phức tạp như Đồng Chiêm, Tam Tòa… không phải ở một vấn đề cụ thể nào mà vấn đề đất đai nói chung và trong đó đất đai tôn giáo nói riêng. Mỗi nước có luật riêng, luật Việt Nam có những điều khác các nước khác. Xuyên suốt Luật Đất đai ở Việt Nam là sở hữu toàn dân về đất đai, nhà nước đại diện cho toàn dân để làm chủ sở hữu đất đai đó. Ở một số nước khác, có hình thức sở hữu tư nhân về đất đai. Còn ở Việt Nam thì không. Luật Đất đai 1983 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, không có sở hữu tư nhân về đất đai. Nhà nước chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Trong giao dịch, người ta hay nói tắt làm cho khái niệm sở hữu và sử dụng đất bị lẫn lộn. Ví dụ, chúng ta thấy báo chí đôi khi nói giá đất Hà Nội tăng lên 40 triệu/m2, nhưng nói đúng phải là giá quyền sử dụng đã tăng lên 40 triệu/m2. Bán đất đúng nghĩa là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chứ không có chuyện bán đất. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, quy hoạch và quỹ đất thì người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho mục đích của mình.


 


Như vậy, về phương diện pháp luật thì không có sở hữu tư nhân về đất đai, theo đó các tôn giáo cũng không có sở hữu tư nhân, của anh hay của tôi về đất đai, không có đất của công giáo hay phật giáo, chỉ có nhà nước căn cứ vào quỹ đất, vào chính sách tôn giáo, nhu cầu chính đáng về việc sử dụng đất cho mục đích tôn giáo giao cho tôn giáo quyền sử dụng đất và được pháp luật bảo hộ, thậm chí nhà nước không đánh thuế quyền sử dụng đất, tức là đất tôn giáo ở Việt Nam không bị đánh thuế và thực tế là cho đến nay, nhà nước đã cấp quyền sử dụng nhiều chục héc-ta đất cho tôn giáo để phục vụ mục đích tôn giáo. Do nhận thức không hết về luật đất đai nên thời gian qua mới có các vụ việc phát sinh liên quan đến vấn đề đất đai.


Về phương diện xã hội, diện tích đất của Việt Nam suy cho cùng chỉ có khoảng 330.000 km2, hàng năm lấn ra biển không đáng kể. Năm 1945, người công giáo chưa đến 2 triệu người, bây giờ người công giáo chừng 6 triệu người. Năm 1945, dân số Việt Nam chừng 20 triệu người, nay đã gần 90 triệu người. Dân số tăng 4 lần, người công giáo tăng hơn 3 lần trong khi đất đai không sinh ra do đó nhu cầu sử dụng đất ngày càng gay gắt. Nhà nước ưu ái, tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển, nhưng tôn giáo cũng cần chia sẻ với khó khăn chung của đất nước. Xét một cách tổng thể, trong khi đất sử dụng cho các mục đích khác được thu hồi để phục vụ phát triển kinh tế thì đất phục vụ cho hoạt động tôn giáo đều được cân nhắc một cách rất thận trọng, kỹ lưỡng và xử lý theo hướng bảo toàn là chính. Nếu xét về mặt xã hội, cơ sở hạ tầng của công giáo may mắn hơn các tôn giáo khác. Có giai đoạn, ở Việt Nam do ảnh hưởng cách mạng văn hoá, nhiều chùa chiền bị dỡ bỏ, nhưng không có nhà thờ nào bị phá. Năm 1954, người công giáo phía Bắc hầu như di cư vào Nam, nhà thờ bị bỏ hoang, chính quyền nhân dân tại các địa phương trong những cố gắng nhất định cũng đứng ra để bảo vệ và giữ gìn nhà thờ cho tôn giáo.


Trong chừng mực nào đó, cả tôn giáo và cả một bộ phận cán bộ, nhân dân ở cơ sở chưa hiểu hết tinh thần ấy, nhất là một bộ phận còn cố chấp trong tôn giáo thì tranh chấp đất đai chưa giải quyết một cách dứt điểm được. 


NHH: Như vậy, vụ việc ở Đồng Chiêm cũng nằm trong nạn trạng chung, tức là do bà con chưa nắm được luật pháp về đất đai phải không, thưa ông? Tại sao chính quyền không giải thích tường tận vấn đề nầy?


NTD: Đồng Chiêm là một khu vực đồng chiêm trũng, hàng năm ngập lớn. Trong vùng có một ngọn núi đất cao chừng 70m, dưới chân núi có nghĩa địa của người công giáo. Theo phong tục của người Á Đông, nơi nào chôn người chết là nơi linh thiêng nên từ bao đời người trong vùng gọi đây là núi thiêng, núi thờ. Năm 2009, bà con cho dựng trên đỉnh núi cây thánh giá bằng bê tông, cao chừng 5,4m, sải cánh rộng 2,8m, bệ cao 1,2m mà chưa báo cáo, xin phép chính quyền địa phương.


Theo tôi được hiểu, lãnh đạo địa phương đã mời linh mục và bà con đến giải thích rõ ràng và đề nghị tháo dỡ. Theo Luật Đất đai thì núi này cũng thuộc sở hữu toàn dân, không của riêng người công giáo, nhà nước tôn trọng việc bà con mai táng người đã mất ở núi, nhưng chính quyền địa phương không đồng ý với việc bà con không xin phép, tự động trồng cây thánh giá trên đỉnh núi làm người ta có thể hiểu đây là một việc làm nhằm xác lập quyền sở hữu của giáo hội đối với quả núi này. Như vậy là trái với Luật Đất đai, do đó cần phải tháo dỡ. Sự việc kéo dài đến cuối năm thì chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế, dỡ bỏ cây thánh giá, dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân có những hành động quá khích kích động, lôi kéo bà con. Chính quyền địa phương vẫn đang kiên trì tuyên truyền, giải thích để bà con hiểu đúng chính sách tôn giáo và chính sách đất đai của nhà nước, vừa yên tâm sống đạo, giữ đạo hài hòa trong lòng dân tộc, vừa tích cực tham gia xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội cho mình và cho đất nước. Như vậy, vấn đề chỉ ở chỗ một số bà con giáo dân chưa hiểu rõ luật pháp, cho rằng đất đai là của mình nên có quyền cắm thánh giá trên đỉnh núi. 


NHH: Ông suy nghĩ thế nào về Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất?


NTD: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN) lâu nay là vấn đề tranh luận rất nhiều bởi người ta đã gán cho nó những nội dung chính trị chứ thực ra, GHPGVNTN là 01 trong 09 tổ chức tham gia sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Các vị bậc trưởng thượng của GHPGVNTN ngày ấy cũng đã là những người đóng vai trò chủ chốt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ví dụ, năm 1981, tại Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc, Hoà thượng Thích Trí Thủ, nguyên Viện trưởng Viện hoá đạo của GHPGVNTN, đã trở thành Chủ tịch Hội đồng Trị sự của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tức là người đứng đầu của cơ quan điều hành của Giáo hội. Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Tổng vụ trưởng Tăng sự GHPGVNTN đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (hiện nay Hoà thượng là Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Hòa thượng Minh Châu nguyên là Tổng hội trưởng Tổng hội Thanh niên của GHPGVNTN cũng trở thành Phó Chủ tịch. Điều đó có nghĩa là GHPGVNTN không mất đi mà hoà vào trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Đại bộ phận quý lãnh đạo cao của Hội đồng Trị sự GHPGVNTN đều đảm nhận nhiều cương vị trọng trách trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.


Lâu nay người ta tuyên truyền thế này thế kia nên đôi khi chúng ta có nhận xét thiên kiến về GHPGVNTN nhưng theo ý kiến tôi, GHPGVNTN là một giáo hội được hình thành trên cơ sở sự thống nhất của nhiều hệ phái tổ chức Phật giáo Việt Nam ở miền Nam Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX, thể hiện tinh thần đoàn kết của các phật tử Việt Nam lúc bấy giờ để xây dựng giáo hội có tinh thần dân tộc chống lại sự xâm lược của các thế lực ngoại bang. GHPGVNTN đã đoàn kết đông đảo phật tử ở miền Nam lúc bấy giờ để chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Ngô Đình Diệm và sự can thiệp của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Bây giờ, một số cá nhân chẳng qua muốn khoác lên mình nó cái nội dung chính trị mà thôi, chứ gần 30 năm nay, GHPGVNTN đã là thành viên tích cực cùng với các thành viên khác tạo nên hình hài mạnh khỏe và ngày một trưởng thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. 


NHH: Xin hỏi ông câu hỏi cuối cùng: Ông có thông điệp gì với bà con hải ngoại liên quan đến vấn đề tôn giáo? 


NTD: Trải qua mấy chục năm chiến tranh, Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi so với các quốc gia khác trong khu vực. Đó là sự ly tán và không hiểu nhau. Một bộ phận máu đỏ da vàng không hiểu nhau, vô tình hay hữu ý tiếp sức thêm cho các thế lực không có thiện chí với Việt Nam ở bên ngoài gây cản trở cho quá trình hòa hợp dân tộc cũng như quá trình hội nhập quốc tế của đất nước ta, làm cho đất nước mình yếu đi. Chúng ta tự hào rằng, người Việt ta dù ở chân trời góc bể nào cũng thể hiện là dân tộc thông minh, hiếu học, và giàu lòng tự trọng. Dù đứng về phía nào thì trí tuệ và tri thức của dân tộc Việt cũng là tài sản chung của nhân loại. Các cụ ngày xưa nói “nghèo thì hèn”, vì vậy muốn giàu có thì chúng ta phải đoàn kết. Hiện gần 90 triệu dân trong nước đã đoàn kết rồi, tuyệt đại bộ phận bà con ở nước ngoài đã đoàn kết rồi, chỉ còn một bộ phận nhỏ không hiểu hoặc chưa hiểu hoặc vẫn còn cố chấp nên có những hành động trái với mong muốn đại đoàn kết dân tộc của lãnh đạo và nhà nước Việt Nam. Là người Việt Nam thì không có lý do gì chúng ta lại nói xấu, kích động chia rẽ dân tộc bởi suy cho cùng việc đó không mang lại lợi ích gì cho đất nước.


Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đầy đủ đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các tôn giáo ở việt Nam và có chính sách tôn giáo phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi để bà con được sinh hoạt tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung chính sách tôn giáo cho tương thích hơn với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước cũng như phải tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách tôn giáo của nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm để việc thực hiện chính sách ấy ngày một tốt hơn.


Chính phủ Việt Nam cũng tạo mọi điều kiện để bà con trở về xây dựng quê hương, đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tôi lấy một ví dụ để ông Chủ bút nắm vững. Năm 2008, Việt Nam đã cho tu sửa nghĩa trang Bình Dương (Biên Hòa), nơi chôn cất binh sỹ quân đội chế độ cũ trước đây, để những ai quan tâm, có nhu cầu thăm viếng tới thắp hương, dù những người nằm đó trong chiến tranh đã ở bên kia chiến tuyến. Điều này thể hiện tinh thần nhân đạo, gác lại quá khứ, cùng nhau xây dựng tương lai của dân tộc Việt Nam.


Tôi mong muốn bà con trong ngoài sẽ đoàn kết hơn nữa, hiểu nhau hơn nữa để làm cho các tôn giáo Việt Nam thực sự lành mạnh và đóng góp vào sự phát triển đất nước. 


NHH: Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này! Và cũng trong một chừng mực nào đó tôi đã hiểu thêm một số vấn đề mà trong quá khứ tôi hằng quan tâm. Là người Việt Nam cho dù tôi sống Mỹ 35 năm, nói tiếng Anh, ăn đồ Mỹ, hòa nhập vào dòng chính trị và văn hóa của nước Mỹ. Nhưng đối với tôi, tổ quốc bắt đầu vẫn là Việt Nam. Tôi yêu mến nước Mỹ bằng tấm lòng và lý trí, tôi phục vụ và bảo vệ nước Mỹ bằng trí tuệ sáng suốt mà Chúa đã cho tôi. Nhưng tôi cũng trân trọng yêu mến đất nước Việt Nam bằng trái tim, trái tim ấy vô cùng và rất Việt Nam. Và, Việt Nam muôn năm….. ám ơn ông Doanh đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn hôm nay, và kính chúc Ông cùng gia quyến sức khoẻ, vạn sự cát tường. 


NTD: Cảm ơn Tiến sĩ  Chủ Nhiệm. Tôi cầu chúc Tiến sĩ cùng gia đình sức khỏe và thành đạt trong năm mới.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01-09-2010)
    Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01-09-2010)
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
    Trung Quốc Trong Trận Đồ Bát Quái Của Mỹ (01-09-2010)
    Trung Đông Trước Những Thách Đố Mới Với Tân Nội Các (01-09-2010)
    Trung- Á trước ảnh hưởng và tranh chấp (01-09-2010)
    Trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Á châu (01-09-2010)
    Thế giới vô cực (01-09-2010)
    Thân phận cây chùm gởi (01-09-2010)
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152819583.